Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

TRƯỜNG THI GIA ĐỊNH

Ngày nay khi đi ngang số 4A Phạm Ngọc Thạch, rất ít người biết rằng địa điểm Nhà Văn Hoá Thanh Niên TP. Hồ CHí Minh chính là địa danh lịch sử lâu đời có từ trước khi người Pháp chiếm được Sài Gòn. Nhiều người chỉ biết rằng, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đây là nơi có nhiều hoạt động của HSSV, là nơi công khai đấu tranh chính trị chống Mỹ tại Sài Gòn. Thế nhưng địa danh này không chỉ có bấy nhiêu mà còn mang nhiều điều thú vị khác.

Mời các bạn lược qua:   - Vào năm 1801, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu Gia Long đã cho mở khoa thi hương khóa đầu tiên trên đất Gia Định nhưng lúc này chưa có trường thi. Khoa thi thứ hai mới có trường thi ở khu vực Đồng Tập Trận (nay là khu vực Bệnh viện Bình Dân-3/2 , TP.HCM). Từ năm 1848, dưới thời vua Tự Đức, trường thi Gia Định được chuyển về thôn Hòa Nghĩa, phía tây thành Gia Định (nay là khu vực Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM). Tại đây đã diễn ra sáu kỳ thi hương cho các sĩ tử từ các tỉnh Bình Thuận, Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường, Hà Tiên với các khoa thi: Mậu Thân (1848), Kỷ Dậu (1849), Canh Tuất (1850), Nhâm Tý (1852), Ất Mão (1855), Mậu Ngọ (1858).

Từ đây đã có 85 cử nhân với nhiều tên tuổi như Nguyễn Thới Thông (Nguyễn Thông), Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thành Ý... Đến năm 1859, khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định thì trường thi Gia Định cũng không còn. Thời Pháp, nơi đây là nhà thi đấu đánh bun và đấu kiếm.

Sắp tới đây, nghe tin rằng TPHCM quyết định đầu tư xây mới Nhà Văn Hoá Thanh Niên TPHCM với quy mô 15 tầng, tương xứng với hình ảnh TP. Đây là là 1 tin mừng, tuy nhiên mong sao những nhà thực thi có kế hoạch kiến tạo khu vực lịch sử để cho những thanh niên đang sinh hoạt và học tập tại đây có cái nhìn rõ hơn về địa danh lịch sử này.

Được thế thì còn gì hơn. Kính bút
Ảnh minh họa: Trường Thi Nam Định 1895-Khoa thi cuối cùng Triều Nguyễn


2 nhận xét:

  1. Bác Ròm cho cháu hỏi thêm về vài cây cầu được không ạ. Cháu tìm nhiều thông tin nhưng không hình dung được vị trí.....
    .......
    Cháu mong nghe trả lời từ Bác Ròm lắm, xin cám ơn ạ
    ++++++++++++++++++
    ===>
    Nếu Chương có FB thì có thể xem những câu trả lời của các anh chị bạn FB của Ròm nè
    ===>
    https://www.facebook.com/namrom64/posts/415324068661602

    FB Lua Culan
    1.Cầu Minh Phung là từ bùng binh Cây Gỏ đến ngã tư Hậu Giang (vị trí rạp hát Cây Gỏ là dưới chân cầu MP phía Hậu Giang), tôi không nhớ rạch nhỏ này tên gì ,nó chảy vào rạch Lò Gốm qua khỏi ngã 4 Hậu Giang về phía bờ kênh Tàu Hủ có 1 cây cầu lớn hơn đó là cầu Bình Tiên (cầu này bắt qua rạch chảy qua từ cầu 3 cẳng đến phía sau chợ Bình Tây thẳng ra đây theo như băn đồ của Ròm thì đây mới là rạch Hàng Bàng).
    2.Cầu cây gỏ cũng là cầu Minh Phụng.
    3.Cầu Quan là cầu đã lấp,bắt qua kênh đã lấp nay là đường Nguyễn thái Học (chổ trường trung học Nguyễn văn Khuê, sau là trường Bồ Đề)
    4. tôi chưa nghe tên bao giờ..hì..hì..
    ---------------------
    Nói rỏ thêm là Cầu Mống được xây bởi công ty Gustav Eiffel vào khoảng những năm 1905 (sau 75 tôi được xem qua hồ sơ của cầu này được lưu trử trong văn khố của Bộ Công Chánh VNCH, khi làm hồ sơ sửa chửa cầu này) chứ không phải xây từ năm 18...
    2. Cũng như trên, Cầu Chà Và là do công ty Malabat xây dựng vào năm1912 (có lẽ tên công ty này là Pháp gốc Ả Rập mà dân ta nghe giống như tiếng Ấn gọi trại đi là Chà Và ).Ở SG này có 2 cây cầu đặc biệt là Cầu Quay và cầu Chà Và là nhịp giửa di động để cho tàu thuyền lớn đi qua (Cầu Quay thì nhịp giửa quay dọc, còn cầu Chà Và thì giở lên). Sau năm Mậu Thân 68 thì cầu Chà Và bị vênh đầu nhịp giửa (sàn cầu bằng sắt) do xe tăng đậu trên nhịp này để trấn giử không cho vc xâm nhập SG, nên bị vênh 1 đầu.
    Khi làm hồ sơ sửa chửa, chúng tôi đã leo xuống dưới 2 trụ cầu (trong lòng trụ cầu 2 bên có thang đi xuống, phía dưới vẫn còn treo lủng lẳng 2 Khối gang xỉ ở 2 đầu cầu nặng mỗi khối 110 tấn bằng 8 sợi cáp 12 ly 7) hệ thống điều khiển vẫn còn nguyên vẹn chỉ có moteur là rỉ sét (đúng là tư bổn ,trăm năm vẫn còn tốt)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con cám ơn chú quá ạ. Riêng về rạch-cầu Thị Thông cụ Vương Hồng Sển có nhắc tới trong Sài Gòn Năm Xưa ạ. Con có đọc một tài liệu nói mỏm đất ngay cầu Nguyễn Tri Phương nay (công viên nước Đại Thế Giới) là chồm ra ngoài so với hồi nguyên thủy, trước đó khoảng đất này có một gò đất nhỏ bị nước ăn vào làm sạt lở, mỏm đất đó nằm chơi vơi cách xa bờ rạch Tàu Hủ vài mét. Về sau chủ nhà máy xay tại đó cho đổ đất lấp luôn, tạo thành một khúc eo phình ra rạch Tàu Hủ (coi không ảnh những năm trước 75 con cũng thấy khúc eo đó phình ra). Đối chiếu với mô tả của cụ Sển nói về rạch Thị Thông thì con đoán là đoạn rạch nhỏ từ rạch Tàu Hủ ăn thông vô Nguyễn Tri Phương và cây cầu Thị Thông là cây cầu bắc ngang đoạn rạch ăn thông đó, vuông góc với cầu Nguyễn Tri Phương ngày nay. Dạ con bí thế quá nên đoán đại vậy đó chứ hỏi không ai biết hết ạ :(

      Xóa