Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

NHẬT KÝ ĐẤT PHẬT Phần III: PHÁP HỘI LAMRIM

Cuối cùng thì hoạt động quan trọng nhất tại Bangalore đã đến. Khoảng 2 ngày nữa thì PHÁP HỘI LAM RIM chính thức bắt đầu. Lúc này, những con đường nhỏ đầy bụi đất ở Mundgod đổ về Đại Tu Viện Graden - nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng pháp đông nghịt người và cực kỳ nào nhiệt. Hàng ngàn Tăng Ni vẫn tiếp tục đổ về đây trên những chiếc xe bus, xe tải mà mỗi xe có thể chở đến 70 vị tăng (tất nhiên là quá tải). Dọc các con đường đi người ta bày bán đầy hàng hóa liên quan Phật giáo như chuỗi hạt, kinh luân, đệm ngồi....Các tu viện được phép của Tăng trưởng cũng mở các cửa hàng bách hóa giá rẻ để mọi người tiện lợi mua sắm vật dụng cá nhân. Cũng xin nói thêm là các bạn nên mua đồ và đổi tiền tại các cửa hàng do tu viện mở vì 2 lý do sau; thứ nhất là các Thầy rất nhiệt tình và hiền lành, bạn không phải lo giá quá cao, mua nhầm hàng hay bất cứ thứ gì khó chịu ngoài trừ điều duy nhất là không phải Thầy nào cũng nói tốt tiếng Anh; lý do thứ 2 là việc các bạn mua đồ tại cửa hàng tu viện giúp các tu viện có thêm nguồn thu để cải thiện bữa ăn và thêm kinh phí nuôi các trẻ em tị nạn từ Tây Tạng gửi qua. Khắp một vùng rộng lớn ở đây, các bạn sẽ thấy tràn ngập màu đỏ của Tăng Ni Mật Tông và cả áo cà sa vàng của tăng ni các nước khác đổ về nghe Pháp, khung cảnh thập phần nhộn nhịp.

Vậy pháp hội Lamrim là gì mà quan trọng đến như vậy?

Pháp hội Lamrim được tổ chức thường niên thuyết giảng về 18 Đại Luận về Trình Tự Đường Tu Giác Ngộ do chính Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng dạy chính. Xuyên suốt khoá tu Lamrim là hành trình cảm và nhận ra kiếm người quan trọng và mỏng manh đến thế nào. Quan điểm chính của 18 Đại Luận là quán tưởng một cách mạnh mẽ, rõ ràng và thực hành nguyên tắc "Thân người quý giá", vạn năm mới hữu duyên thành người và thay vì để chìm đắm trong vô minh cả đời thì đây là cơ hội siêu quý giá, cơ hội để chuyển nghiệp khi thực hành các pháp tu cần thiết. Nguyên tắc pháp tu Lamrim luôn là tuần tự, không đốt cháy giai đoạn. Thân người vốn ngắn ngủi nên không thể nào thực hành đầy đủ các pháp tu của chư Phật vốn cao thâm và vô cùng. Vì thế, chúng ta nên biết chọn lọc những pháp tu phù hợp với mình và tuần tự tiến hành. Hành trì liên tục và thường xuyên theo pháp tu Lamrim giúp chúng ta sớm trên con đường giải thoát.

Chuẩn bị gì gì khi tham gia pháp hội Lamrim?

+ Chiếu hay tấm trải để bạn có thể ngồi nghe pháp khi không thể vào được chánh điện, phải ngồi ngoài sân

+ thức ăn chay nhẹ như bánh, nước...mặc dù các bạn được cung cấp sữa dê liên tục trong pháp hội, nhưng không phải ai cũng quen với loại sữa này

+ Lều bạt nếu bạn  muốn tá túc tại Tu viện hay ngoài thư viện vì trong thời gian diễn ra Pháp hội thì thường cháy phòng kinh khủng khiếp.

+ Radio (analog hay digital) + tai nghe loại tốt để nghe thuyết pháp. Khi các Đức ngài giảng pháp, mỗi quốc gia sẽ được cấp một tần số radio tương ứng để có thể nghe bản dịch. Ở tần số Việt Nam Sư ni Hồng Như Thubten Munsel thường là người dịch lại lời giảng của các Ngài

+ Trang phục gọn nhẹ nhưng kín đáo. Chốn chỉ  định váy vì thứ nhất không thoải mái, thứ hai chúng ta thường vô ý bất kín. Theo ý kiến cá nhân là các loại quần Joger thun không ôm là tuyệt vời nhất.

+ Sách, nếu bạn đã có chuẩn bị, có thể đọc trước hay sau mỗi ngày giảng để hiểu hơn và thực hành ngay về pháp tu Lamrim. Bạn có thể chọn một vài cuốn sách tuyệt vời sau: Giải Thoát Trong Lòng Bàn Tay (Pabongka Rinpoche), Essentail - Tinh Tuý Cam Lồ (Gheshe Rapten), Lamrim Đại Luận Toát Yếu.

Trong thời gian diễn ra Pháp Hội, một vài hoạt động khác kèm theo cũng sẽ diễn ra xung quanh tu viện chính. Thời gia tôi tham gia pháp hội, Các Tu Viện khắp nơi đổ về đã tạo nên nhiều hoạt động phong phú như bán thuốc, không phải thuốc lá nhé, là thuốc truyền thống của Tây Tạng được các ngài gia trì liên tục trước khi đem về bán tại đây; các hoạt động từ thiện nhằm quyên tiền xây tu viện, các loại dây đeo vật trang trí.....nói chung rất vui.

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Thuốc lá trong lời tiên tri của các hành giả Mật tông Tây tạng


Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm, trùng với văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12⁄10⁄1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos.

Thuốc lá du nhập vào Ấn Độ khoảng năm 1605 và được trồng đầu tiên ở quận Deccan. Ngay sau đó, Ấn Độ trở thành quốc gia sản xuất thuốc lá lớn và đóng góp đáng kể cho thị trường thuốc lá thế giới.

Thuốc lá đã được trồng ở Trung Quốc và Nhật Bản khoảng giữa thế kỷ 17 và nhanh chóng giúp các nước này trở thành những quốc gia sản xuất lớn với sản phẩm chủ yếu là thuốc lá sáng màu dành cho tiêu dùng nội địa. Cùng thời gian này, thuốc lá được người Hà Lan đưa vào Indonesia. Kể từ đó đất nước này được biết đến với sản phẩm thuốc lá cigar khá nổi tiếng được trồng ở quần đảo Sumatra.

Như vậy thời đức Phật còn tại thế thuốc lá chưa có mặt trong đời sống xã hội .Vì thế khó có thể tìm thấy lời dạy nào trong kinh điển nói về tác hại của khói thuốc .Trong những kho tàng chôn dấu bởi đức Guru Rinpoche ,đạo sư Liên Hoa Sanh đã nhìn thấy tác động nghiêm trọng và kinh khủng trong làng khói trắng này 

Trong Terma của Chogyal Ratna Lingpa có nói:

Đức Padmasambhava kết buộc Chín Anh em Quỷ ma phải giữ lời th
ệ nguyện, nhưng họ là những kẻ làm gãy bể samaya (giới nguyện), và người trẻ nhất trong số đó tìm ra một cách làm suy yếu dần hứa nguyện của họ trong việc bảo vệ chúng sinh. Hắn nói với các anh: “Các anh, đừng tuyệt vọng, hãy nghe em. Em sẽ tự hiện thân làm thuốc lá trong xứ Trung Quốc; tên của độc chất này sẽ là ‘thuốc độc đen’. Nó sẽ phát triển trong những vùng biên giới, từ nơi đó nó sẽ lan rộng tới Tây Tạng. Dân chúng Tây Tạng sẽ tiêu thụ chất sảng khoái này. Do sức mạnh của nó, năm chất độc ảnh hưởng tới thần kinh sẽ tăng trưởng. Khi ném bỏ mười thiện hạnh, người ta sẽ thực hành mười ác hạnh. Mạng sống của những vị nắm giữ dòng truyền thừa sẽ trở nên mong manh, và các ngài sẽ khởi hành tới các Cõi Phật. Khi thâm nhập trái đất, khói của chất độc này sẽ huỷ diệt hàng trăm ngàn thành phố của kLu. Mưa sẽ không đổ xuống, mùa màng và đàn thú nuôi sẽ không phát triển, trong dân chúng sẽ có sự rối loạn, những bệnh dịch, và các tai ương. Khói của chất độc bốc lên bầu trời sẽ huỷ diệt những chiều kích không gian, nhật (nguyệt) thực không đúng lúc và sao chổi sẽ xuất hiện. Các dịch chất trọng yếu và kinh mạch của những người hút thuốc sẽ bị mất nước. Nó khiến cho bốn trăm lẻ bốn bệnh tật xuất hiện. Bất kỳ ai hút thuốc cũng sẽ tái sinh trong những cõi thấp. Nếu một người hút thuốc và những người khác hít mùi thuốc thì như thể người ấy đang xé toạc trái tim của sáu triệu chúng sinh.”

Theo Terma của Sang-gyé Lingpa:

“Trong thời đại suy đồi này người ta sẽ đắm mình trong kành vi độc ác. Đặc biệt là hơn cả việc ăn thịt bổ dưỡng, người ta sẽ tiêu thụ những chất độc hại và có mùi vị khó chịu. Khi ngăn chặn những gì họ đang làm, họ sẽ tiêu thụ chất độc. Họ sẽ phải khạc nhổ, chảy nước mũi, sức khoẻ và sắc diện của họ tàn tạ.

Terma của Rig’dzin Go’dem tiên đoán:
Trong thời đại suy đồi sau cùng người ta sẽ hấp thu chất nôn mửa độc hại, thực phẩm của dri za’i. Chỉ cần ngửi nó, người ta sẽ đi tới Mar-med Myal-wa. Chính vì lý do này, hãy từ bỏ nó ngay lập tức.”

Từ những tiên tri được Dud’dul Dorje khám phá:
Những hành giả sẽ vui thú khi hít chất khói của những thảo mộc này và hít bột của chúng, xứ sở sẽ bị những kẻ gãy bể samaya xâm lăng. Họ sẽ bị ảo tưởng lừa dối và sẽ kinh nghiệm sự xuất hiện của những tính chất đầy ám ảnh. Như một dấu hiệu của sự cạn kiệt công đức họ sẽ có những nguyên nhân làm cho nước mắt tuôn trào không ngăn lại được.

Terma của Longsel cho biết:
Lúc người ta hút những chất ghê tởm cũng là lúc những người bạn thân sẽ đầu độc tâm hồn những người khác.”

Terma của Thugchog Dorje nói rõ:
Do bởi năm độc chất làm tổn hại thần kinh, những nỗi ám ảnh, thù hận, sự xung đột, tranh cãi, và nghèo khốn của chúng sinh sẽ bốc cháy dữ dội như một địa ngục. Bởi mười phẩm tính tốt lành bị loại bỏ, sự xấu xa tiêu cực sẽ hoành hành như một trận bão. Hành vi thiện lành sẽ bị xao nhãng, trong khi những thực hành hư hỏng sẽ được phổ biến. Trong thời đại xấu ác này những vị Bảo Trợ sẽ biến mất khi những loài quỷ ma củng cố thế lực. Người ta sẽ hút khói thuốc lá, và những kinh mạch mở trống của trí tuệ phân biệt (Diệu Quan sát Trí) sẽ bị bế tắc, trong khi sự lo âu và những cảm xúc méo mó trở nên cường liệt. Kinh mạch trung ương sẽ bị nghẽn lấp và sự quang minh của giác tánh tắt lịm. Sự cạn kiệt năng lực sẽ gây nên tâm trạng bất an khắp nơi trên thế giới. Những cơ sở tôn giáo, những đối tượng của sự tôn kính sẽ hư hoại; những ý thức hệ suy đồi và những tôn giáo lừa dối sẽ lan tràn. Những vị Bảo Trợ sẽ ngoảnh mặt đi và chỉ nhìn về hướng Núi Tu Di. Những người ngoại quốc sẽ xâm lăng Tây Tạng, và dân chúng Tây Tạng sẽ bị buộc phải lang thang trong những vùng biên giới. Giáo thuyết Ảo tưởng sẽ lan truyền và thế giới sẽ trở thành một chiều kích của địa ngục.”

Terma của Dro’dul Lingpa đã tiên đoán:
Chỉ cần ngửi mùi hương phát sinh từ chất nhựa ma quỷ trong những cây cỏ và lá này, người ta sẽ thấy chính mình ở trong Địc ngục Kim Cương.”

Một tiên tri của Machig Labdron nói:
“Trong thời kỳ cuối cùng của sự tranh luận một chất thể sẽ xuất hiện mà người ta tiêu thụ qua miệng, và nó sẽ làm trầm trọng thêm cả năm chứng loạn thần kinh. Nó sẽ bắt nguồn từ Trung Quốc, phát triển sang Mông Cổ và Tây Tạng. Bất cứ nơi nào nó đi qua, nó sẽ được tiêu thụ, và bất kỳ nơi nào nó được tiêu thụ – lượng mưa sẽ trở nên không đều, kèm theo sương giá và mưa đá khắc nghiệt. Nếu hành giả tiêu thụ chất này, cho dù họ thực hành một trăm kiếp – họ sẽ không nhận ra được các Bổn Tôn của họ. Trong những đời tương lai, họ sẽ lang thang không dứt trong ba cõi thấp, ở đó ngay cả lòng bi mẫn của chư Phật cũng không đủ năng lực để cứu giúp họ.

Như vậy:
Có vô số những tiên tri khác liên quan tới thuốc lá – việc sử dụng nó được các Đạo sư thành tựu của các truyền thống Sarma và Nyingma đặc biệt ngăn cấm. Những lời chỉ dạy kim cương của Đức Padmasambhava không được ban cho những hành giả lọc lừa, vì thế đừng ấp ủ những mối hoài nghi: “làm thế nào có thể có quá nhiều vấn đề phát sinh từ việc hút một thảo mộc tự nhiên?” Cây phụ tử (aconite) cũng là một loại thảo mộc, nhưng chỉ cần ăn một lượng ít ỏi thì nó cũng làm chết người. Nếu đây là trường hợp xảy ra với một loại cây ở bình diện vật lý, thì tại sao hậu quả của một sự chủ tâm ma quỷ lại không thể gây nên cái chết về mặt tâm linh? Thấu hiểu điều này, người minh triết sẽ tự mình biểu lộ lòng từ bi vĩ đại của họ bằng cách từ bỏ thuốc lá và chất ma tuý. Khi hành động như thế, cầu mong người công chính và minh triết, là người xa lánh được con đường dẫn tới vực thẳm, có được may mắn ngơi nghỉ trong khu vườn tuyệt diệu của sự giải thoát.
------------------------------------------

Bài này được Dorje Yeshe (Đức Dudjom Rinpoche) viết theo lời cầu thỉnh của Gé-rTa Jig’med xứ Golok.
Sarva Mangalam.

Nguyên tác: “TOBACCO, ‘the guide that leads the blind on a false path which ends in a precipice’
By Kyabjé Jigdré Yeshé Dorje, Dudjom Rinpoche

trính từ facebook của Cao Thi Xuan Hoa.

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

TRƯỜNG THI GIA ĐỊNH

Ngày nay khi đi ngang số 4A Phạm Ngọc Thạch, rất ít người biết rằng địa điểm Nhà Văn Hoá Thanh Niên TP. Hồ CHí Minh chính là địa danh lịch sử lâu đời có từ trước khi người Pháp chiếm được Sài Gòn. Nhiều người chỉ biết rằng, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đây là nơi có nhiều hoạt động của HSSV, là nơi công khai đấu tranh chính trị chống Mỹ tại Sài Gòn. Thế nhưng địa danh này không chỉ có bấy nhiêu mà còn mang nhiều điều thú vị khác.

Mời các bạn lược qua:   - Vào năm 1801, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu Gia Long đã cho mở khoa thi hương khóa đầu tiên trên đất Gia Định nhưng lúc này chưa có trường thi. Khoa thi thứ hai mới có trường thi ở khu vực Đồng Tập Trận (nay là khu vực Bệnh viện Bình Dân-3/2 , TP.HCM). Từ năm 1848, dưới thời vua Tự Đức, trường thi Gia Định được chuyển về thôn Hòa Nghĩa, phía tây thành Gia Định (nay là khu vực Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM). Tại đây đã diễn ra sáu kỳ thi hương cho các sĩ tử từ các tỉnh Bình Thuận, Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường, Hà Tiên với các khoa thi: Mậu Thân (1848), Kỷ Dậu (1849), Canh Tuất (1850), Nhâm Tý (1852), Ất Mão (1855), Mậu Ngọ (1858).

Từ đây đã có 85 cử nhân với nhiều tên tuổi như Nguyễn Thới Thông (Nguyễn Thông), Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thành Ý... Đến năm 1859, khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định thì trường thi Gia Định cũng không còn. Thời Pháp, nơi đây là nhà thi đấu đánh bun và đấu kiếm.

Sắp tới đây, nghe tin rằng TPHCM quyết định đầu tư xây mới Nhà Văn Hoá Thanh Niên TPHCM với quy mô 15 tầng, tương xứng với hình ảnh TP. Đây là là 1 tin mừng, tuy nhiên mong sao những nhà thực thi có kế hoạch kiến tạo khu vực lịch sử để cho những thanh niên đang sinh hoạt và học tập tại đây có cái nhìn rõ hơn về địa danh lịch sử này.

Được thế thì còn gì hơn. Kính bút
Ảnh minh họa: Trường Thi Nam Định 1895-Khoa thi cuối cùng Triều Nguyễn


Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Đại đồn Chí Hoà - Vì sao chúng ta thua người Pháp


Năm 1859 Pháp hạ thành Gia Định (tức thành Phiên An hay thành Phụng), năm 1860 Nguyễn Tri Phương nhận lệnh vua Tự Đức vào nam chống Pháp. Năm 19862, trong 2 ngày đêm,Pháp hạ đại đồn Chí Hoà, quân Nguyễn tan vỡ rút chạy mở đầu cho đêm dài từ Đại Nam chuyển sang An Nam.

Vì sao chúng ta thua người Pháp với một đại đồn to lớn được bảo vệ với các tiền đồn dày đặc, quân chính quy cả vạn và một vị tướng được triều đình gọi là kẻ Kiệt Hiệt? Tôi nhớ khi học lớp 11, 12 gì đó, Thầy giáo dạy sử tôi khi dạy đến đoạn này chỉ chắc lưỡi không thôi mà chẳng giải thích thêm chi ngoại trừ những cái gạch đầu dòng khô khốc. Chính vì cái sự thiếu hụt thông tin đó, vì cái sự tức tối bởi tự ái dân tộc hay cũng vì bởi ảnh hưởng phim ảnh Tàu với những trường đoạn công thành máu lửa mà tôi cứ tức tối: "VÌ SAO CHÚNG TA THUA NGƯỜI PHÁP". Tôi lao vào tìm hiểu mà có biết đâu đó chính là cái cơ hội biến tôi thành một người thờ ơ chán ghét Lịch sử thành ra một người thích và đam mê nhiều như bây giờ. Bây giờ 31 tuổi, tôi có dịp ngồi đây viết lại những quan điểm, những nhận định cá nhân tôi thông qua các tư liệu của người đi trước đã có...thật là thú vị. Vậy dưới đây là những quan điểm cũng như nhận xét cá nhân của Chương tôi, các vị cao niên, các anh chị thông thạo sử học có bổ sung hay góp ý gì, Chương tôi xin hai tay mà nhận, lại cảm ơn lắm lắm cái thịnh tình kia của chư vị. Trân trọng
Bản đồ trận Kỳ Hoà (nguồn: Vaputin)
*Vàng nhạt: Phòng tuyến chùa do Pháp lập
*Hồng: Thành Gia Định (đã thất thủ)
*Xanh lá: Lăng cha cả
*Tím: Đồng mồ mã

Trước hết chúng ta hãy xem thử Nguyễn Tri Phương mong muốn gì ở Đại đồn và ông đã thực hiện chiến thuật chống Pháp ra làm sao.

Đại đồn Chí Hoà (Pháp gọi là Kỳ Hoà) nhìn trên bản đồ dài mà hẹp chiều ngang. Mặt chính Đại đồn quay về hướng rạch Bến Nghé (xoay ra nhìn Q.1) lấy đường CMT8 làm trung tâm xẻ Đại đồn làm hai theo chiều dọc. xung quanh đồn là các pháo đài, các đồn nhỏ làm tiền tiêu bảo vệ. Đại đồn dài non 3 cây số, rộng khoảng 1 cây số, tường đắp đất chống bằng tre nứa cao 3,2 m. Trong đồn được chia thành 5 khu bằng nhau bởi các vách đất, cửa gổ (tương tự căn cứ Yên Thế ngoài Bắc) Trên tường có nhiều lỗ châu mai, bố trí nhiều đại bác (trên dưới 150 khẩu) tập trung chủ yếu tại hướng Nam (hướng chính, mặt tiền đồn). Theo vài tư liệu thì lúc ấy trong đồn có 21.000 quân chính quy + 10.000 quân dân dũng. Phía Pháp ban đầu chỉ có 800 quân, sau đó mới bổ sung đến 4000 quân. Theo tôi thì cứ phải thắc mắc mãi con số hơn 30.000 quân phía ta. Nên nhớ khi Pháp đánh Đà Nẵng gần sát kinh đô mà Nguyễn Tri Phương chỉ có hơn 5000 quân chính quy (theo Đại Nam Thực Lục), thành Gia Định xa như thế lại mới thất thủ, không hiểu sao lại có con số tận 21.000 quân chính quy??? vấn đề này tôi nghĩ cần phải xem lại, đợi các anh chị rành hơn vào chỉ vậy. Nhìn vào bản đồ thấy Nguyễn Tri Phương bố trí các đồn nhỏ hai bên cánh Đại đồn nhằm bao vây Pháp. hệ thống đồn hướng Cholon nhằm cắt đứt hướng Chợ Lớn của người Pháp, nơi mà Pháp đã có quan hệ thương mãi trước đó và là vựa lúa Gia Định. hệ thống đồn hướng còn lại nhằm bao vây Bến Nghé ngăn Pháp đi vòng hướng Phú Nhuận - Tân Bình đánh vào mặt hông đồn. Chiến thuật này tương tự như chiến thuật bao vậy đánh Pháp ở Đà Nẵng khiến cho người Pháp thiếu lương, nản lòng lại bị thổ chướng hoành hành mà bại trận rút lui. Mặc dù ý định của Nguyễn Tri Phương là thế nhưng cũng hiểu cho Nguyễn Tri Phương khi thời đó chả có cái  khái niệm tình báo thế giới, vì thế ông không biết lúc này quân Pháp đã rút hết sang Trung Quốc tham gia liên quân chỉ để lại có 800 quân. Mấy ngàn quân mà đi bao vây có 800 quân và vài đồn thì thật đáng trách. Mặt khác chính Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng Pháp Đà Nẵng đã biết rõ binh lực, chiến thuật và vũ khi của họ mạnh mẽ thế nào nên ông đã thiên qua ý định phòng thủ để chiến thắng cộng thêm ý chí mạnh mẽ quyết thủ của tham quân Tôn Thất Hiệp, thế là NGuyễn Tri Phương đã bỏ qua một cơ hội đánh Pháo tuyệt vời.

Về vũ khi phía ta, ta có đại bác, súng tay, gươm, mác, giáo nỏ....Xung quanh đại đồn là hầm chông, các vũng bùn nhão, các bụi gai tự nhiên làm vật cản. Về con số 150 đại bác, tôi tin là con số thật mặc dù con số này do Pháp báo cáo lên trên. Vấn đề ở đây là ta sử dụng đại bác nào để thủ thành, chất lượng ra làm sao. Trước hết chung ta nhận thấy, với chu vi Đồn cần bảo vệ lớn đến thế mà rải rác 150 khẩu pháo là hơi ít. Đa phần ta sử dụng pháo loại nhỏ cầm tay hoặc đặt trên bệ với công nghệ Bồ Đào Nha thời trước nội chiến Tây Sơn. Cá biệt là 9 khẩu Cửu Vị Thần Công phiên bản 2 do Tự Đức cho đúc theo mẫu Minh Mạng được kéo vào hỗ trợ cho Đại đồn. Dưới đây là một số loại đại bác nhà Nguyễn tham gia hộ Đồn.
Loại pháo nhỏ kéo bệ gỗ hay cầm tay của nhà Nguyễn

Súng thần công loại trung 

Pháo nhỏ kéo xe kiểu Châu Âu có từ thời Gia Long

Súng điểu thương (súng kíp)

Súng hoả mai thời Minh 

Về súng trường, ta dùng phần nhiều là súng hoả mai cũ, chỉ có một ít là điểu thương do vào triều Tự Đức, kinh tế khó khăn nên quân đội chuyển qua dùng là súng hoả mai. Quân đội chính quy được trang bị rất kém, 50 người mới có 1 khẩu súng, đạn không đủ dùng, bảo quản thuốc nổ kém gây ẩm, quân đội không luyện tập thường xuyên. Về lý do tại sao triều Gia Long, Minh Mạng ta là một trong những quốc gia có quân sự hùng mạnh Đông Dương mà đến nay lại tổ chức kém đến thế thì có rất rất nhiều lý do. Có dịp tôi sẽ trình bày quan điểm ở một bài khác. 
Các loại đại bác trên đều là kiểu cũ, theo công nghệ Phương Tây thế kỷ 17,18. Nòng súng không xẻ rãnh nên đạn bắn không chính xác, tầm sát thương thấp, tầm bắn gần. Khi nạp đạn thì mất rất nhiều thời gian, mất nhiều người để điều khiển và nạp đạn cho 1 đại bác dù lớn hay nhỏ. Các loại đạn dùng cho Thần Công đều bằng gang hay đồng (mà chủ yếu là gang), chỉ một số ít có nhồi thuốc nổ, còn lại thì cứ bắn như máy bắn đá vậy. Súng nổ to mà chẳng doạ được ai.
Ngoài súng thì quân lính nhà Nguyễn phần lớn trang bị các vũ khí thô sơ như giáo, mác, mâu, đoản đao, cung tên (có tre, có đồng) và thuẩn.
Như vậy mọi người có thể thấy được sự hạn chế của vũ khí nhà Nguyễn đối với quân viễn chinh Pháp như thế nào.

So với Nguyễn Tri Phương bố trí nặng về phòng thủ, người Pháp lúc này đã vạch ra kế hoạch tấn công rất chủ động. Vẫn như chiến thuật cũ, đầu tiên họ bố trí dọc rạch Tàu Hủ, Bến Cát, Thị Nghè, Bến Nghé các tài chiến, sẵn sàng nã đại bác vào đại đồn cũng như các đồn nhỏ bảo vệ đại đồn. Người Pháp nhận ra rằng mặc dù hơn hẳn về vũ khí cũng như chiến thuật hiện đại nhưng sự thua kém về số lượng quân là rất khó bù đắp. Chính vì vậy, quân Pháp tránh đối đầu với Đại đồn một cách chính diện tại mặt trận Bến Nghé, Thị Nghè (mặt chính của đại đồn). Thay vào đó, họ đậu dày đặc tàu chiến ngoài sông để ngăn cản sự tấn công của bộ binh nhà Nguyễn, chỉ cố thủ không công. Song song đó, người Pháp cũng bố trí khá dày các đồn nhỏ trải dài từ thành Gia Định (đã thất thủ) kéo dài đến Chợ Lớn theo hướng cắt xéo đường Võ Văn Tần ra Nguyễn Trãi, kéo dài tới Hồng Bàng ngày nay. Tại vành đai phòng ngự này, người Pháp bố trí nhiều đồn nhỏ và bốn đồn lớn gọi là "Phòng Tuyến Chùa" (lignes des pagodes)

  • - Đồn Barbe (pagode de Barbe), vốn là chùa Khải Tường (nơi Minh Mạng sinh ra), nay là cuộc đất thuộc trường Trung học Lê Quý Đôn và 1 phần đất của Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh đường Võ Văn Tần. 
  • - Đồn chùa Ao (pagode des Mares), vốn là đền Hiển Trung thờ công thần nhà Nguyễn, nay là cuộc đất trụ sở Bộ Công An, đường Nguyễn Trãi góc Nguyễn Văn Cừ.
  • -Đồn Kiểng Phước (pagode des Clochetons), vốn là chùa Kiểng Phước. Người Pháp còn gọi là chùa những tháp chuông (tôi đoán chùa này xưa là chùa Miên vì khu vực này ngày xưa còn đầy người Miên). Về vị trí chính thức thì tôi vẫn chưa dám khẳng định chính xác. Cụ Vương Hồng Sển và nhà văn Sơn Nam nói chùa này nằm trên đường Phù Đổng Thiên Vương ngày nay, trên nền Đại Học Y Dược xưa. Tuy nhiên tra cứu bản đồ thì không phù hợp lắm, tôi thiên về lý giải của chú Vaputin hơn là chùa nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh, cuộc đất nay là trường Sư Phạm.
  • - Đồn Cây Mai (pagode des Pruniers), vốn là danh lam Chùa Cây Mai nổi tiếng trong Bạch Mai Thi Xã nay là doanh trại Quân Đội Nhân Dân trên đường Hồng Bàng góc Nguyễn Thị Nhỏ, gần chung cư Cây Mai
Người Pháp lập ra phòng tuyến với các đồn rải rác với ý nghĩa phòng thủ và kiếm chế đại quân Chí Hòa rất rõ ràng. Đồn Barbe-Khải Tường rõ ràng bảo vệ đầu não người Pháp tại thành Gia Định , đề phòng quân Việt tái chiếm.
Đồn chùa Ao bảo vệ hành lanh Saigon-Cholon, con đường thông thương duy nhất nối khu người Việt với người Hoa bấy giờ, dân ta gọi Nguyễn Trãi ngày nay là đường trên phân biệt với đường dưới là đại lộ đông Tây ngày nay. Ngoài ra án ngữ tại mặt trận này giúp Pháo thoải mái vận chuyển lương gạo nuôi quân và cả bán gạo ra nước ngoài từ vựa gạo Cholon. Nơi đây cũng có bệnh viện đầu tiên mà người Pháp lập ra, nay là Bệnh viện Chợ Quán.
Đồn Kiểng Phước và đồn Cây Mai áp sát đại đồn, cắt đứt hoàn toàn sự chi viện lương của Đại đồn từ Cholon, đồng thời cô lập Đại Đồn.
Ngoài ra, Pháp còn bố trí dày đặt tàu tại rạch Thị Nghè, Bến Nghé và Gò Vấp nhằm ngăn không cho quân cứu viện từ Biên Hòa xuống, đồng thời chặn hậu quân Việt thua rút lên Biên Hòa.
Đại đồn xây dạng hình thang dài (như trên bản đồ), mặt chính hướng ra rạch Bến Nghé đối đầu với đồn Barbe và đại quân của Nguyễn Tri Phương cũng ở đó. Người Pháp sau khi bao vây đại đồn, cắt đứt tuyến đường nối Cholon với đại Đồn thì cho rằng mặt hông Đại đồn là yếu ớt nhất. Chính vì vậy họ thực hiện kế hoạch đánh bao vậy bằng cách dồn quân tại đồn Cây Mai, hành quân theo lối cầu Tre ra Bàu Cát Tân Bình ngày nay đánh thẳng vào hông của đại đồn. Mặt khác đại bác tại phòng tuyến chùa chiên đồng loạt nã pháo vào đại đồn để kiềm chế đại quân. Mặt hông đại Đồn là xóm Thuận Kiều, nối với vùng Hóc Môn, tại đây là kho lương thực của Đại đồn, đồng thời là đường rút lui của quân Nguyễn khi có biến.

Như vậy có thể thấy về mặt chiến thuật, quân nhà Nguyễn và người Pháp đều có chủ trương bao vây, cắt đứt đường nối Cholon với 2 bên, đồng thời nặng tính phòng thủ. Mặc dù vậy người Pháp có phần lợi thế hơn trong chiến thuật này
     1. Về đối kháng trực tiếp, cậy vào đại bác và vũ khí cầm tay hiện đại hơn nên trong những cuộc đụng độ dành quyền kiểm soát Cholon, người Pháp đã thắng. Mặc dù các tư liệu lịch sử của bên ta và cả hồi ký bên địch đều cho biết quân Nguyễn đã chiến đấu hết sức kiên cường và có lợi thế về quân số nhưng rõ ràng các tàu chiến neo ngoài rạch đã hỗ trợ quân Pháp rất nhiều trong khi đại bác nhà Nguyễn lại không có tầm bắn xa như thế. Thắng lợi trong quyền kiểm soát Cholon gây cho quân Nguyễn Tri Phương rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tế lương thực và bị khóa chặt con đường mở rộng địa bàn tại Cholon (người Hoa vẫn rất có cảm tình với nhà Nguyễn cho đến lúc này)
     2. Mặc dù người Pháp và quân đội nhà Nguyễn đều chủ trương bao vây quân địch nhưng mục đích bao vậy lại là khác nhau. Nguyễn Tri Phương cùng với Tham quân Tôn Thất Hiệp chủ trương áp dụng lại chiến thuật đã giành thắng lợi trước quân tại Đà Nẵng, bao vây tiêu diệt sinh lực địch bằng các cuộc đột kích nhỏ lẻ nhằm dần hạ các đồn trong phòng tuyến chùa chiền. Nguyễn Tri Phương hi vọng ông thành công trong việc cắt đứr nguồn tiếp tế lương thực dồi dào tại Cholon khiến quân Pháp phải thiếu lương rồi tiêu hao dần bởi bệnh tệt và du kích của quân Nam chứ không chủ động đưa đại quân tấn công. Trong khi đó người Pháp có sự chủ động hơn, sau khi được bổ sung lên đến 4000 quân cùng tàu chiến và đại bác đưa từ Trung Hoa sang, người Pháp bao vây nhằm chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô kiểu "nhất châm kiến huyết", một lần dọn sạch đại đồn. Chính vì chủ động hơn nên thế cuộc bao vậy của người Pháp đã dần dần cô lập đại Đồn.
     3. Người Pháp tỏ ra khôn ngoan và khá kiên trì khi chấp nhận bỏ ngỏ hướng chính diện Đại Đồn, hành quân gian khổ từ đồn Cây Mai đánh thẳng vào mặt hông của đại Đồn nhằm chia cắt tiền quân, trung quân nhà Nguyễn với kho lương phía sau. Nên nhớ thời điểm ấy, toàn vùng Cây Mai-Phú Lâm là ao hồ, rạch và đầm lầy, hành quân vòng sang tận quận Tân Bình ngày nay thì phải đối mắt với toàn rừng hoang, ao hồ đầm lầy, thế mà họ quyết định đi và tôi cho là đó là quyết định dẫn tới thắng lợi của họ.

Một vấn đề nữa tôi nghĩ cũng nên nhắc tới là cách chủ trì các cuộc tấn công của hai bên. Nhiều quan điểm cho rằng đây chỉ là vấn đề nhỏ không đáng nhắc tới nhưng với tôi, việc chỉ huy cuộc chiến của tướng lãnh hai bên trong trường hợp này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thắng lợi.
Chúng ta đều biết đến lúc này triều đình chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng học thuyết quân sự phong kiến tương tự như Trung Quốc, khá lỗi thời so với cách hành quân, tấn công của Châu Âu. Người Pháp tấn công đại đồn theo lối phương trận từng cụm nhỏ, vừa tránh được pháo thần công, vừa có thể phòng thủ được kị bình đối phương. Chiến thuật quen thuộc và khá thành công của người Pháp là đồng loạt nã pháo mở đường cho bộ binh sau đó bộ binh xông trận bằng các lập hình vuông nhỏ, kỵ binh tản sang 2 cánh bảo vệ phương trận. Sau khi thoát khỏi tầm xa của đại bác thì các phương trận bắt đầu dàn hàng ngang tràn lên tấn công. Trong khi phía Việt quân vẫn tiếp tục dàn quân theo hướng tiền quân, trung quân, hậu quân nêm chật ních và xung phong theo từng cụm. Chính vì thế mà đại bác Pháp dễ dàng xé tan đội hình quân ta, các đợt xung phong dàn hàng ngang rời rạc cũng dễ dàng thất bại bởi các phương trận tập trung của quân Pháp. Các tư liệu lịch sử đều khẳng định rằng nhiều lần quân đội nhà Nguyễn cho voi xung trận, tuy nhiên đối đầu với đại bác và súng trường người Pháp thì chiến thuật này rất không hiệu quả.
Trong quá trình chỉ huy quân đội nhà Nguyễn kháng cứ các cuộc tấn công của quân Pháp. Nguyễn Tri Phương vẫn hay ngồi nơi dễ thấy nhất, cao nhất, dưới lọng đỏ cờ vàng, xung quanh là vệ quân đông đúc. Đây là tư thế "cố trì" cổ vũ sĩ khí ba quân tướng sĩ. Tướng còn đó thì binh không được lui, tướng xung phong tuyến đầu thì binh sĩ được cổ vũ mạnh mẽ, đây gọi là quân tâm. Điều này có rõ ràng ka2 cổ vũ sĩ khí mạnh mẹ cho ba quân, nhưng trong thời đại mà súng trường, đại bác là vũ khí chính thì rõ ràng điều này "lợi bất cập hại". Trong cuốn "hồi ký 1 cuộc chiến" của viên chỉ huy người Pháp tham gia trận đại đồn Chí Hòa, ông mô tả rằng tướng quân của người An Nam rất dũng cảm và luôn đi đầu để chỉ huy quân lính ông ta. Người Pháp dù không rõ mặt Nguyễn Tri Phương nhưng thấy ông trầm ổn, lại ngồi nơi cao nhất nên đoán chắc đó là chỉ huy của quân Việt, chính vì thế Pháp luôn cố gắng nã pháo cũng như bắn súng về hướng đó. Rõ ràng chúng ta đều biết qua các tư liệu lịch sử rằng Nguyễn Lâm tử trận, Nguyễn Tri Phương trúng mảnh pháo vào bụng trọng thương thế là quân triều đình vỡ trận hoàn toàn. Như vậy có thể thấy một trong những lý do khiến quân ta sụp đổ quá sớm trước cuộc tấn công toàn diện của người Pháp chính là người chỉ huy quân triều đình ngã xuống quá sớm.
Trong phạm vi bài viết này, tôi đã không chú trọng nêu lên diễn biến chi tiết cuộc chiến, những số liệu khô khốc mà các bạn có thể đã xem rất nhiều trên mạng hay các tư liệu chính thống khác. Tôi chỉ cố gắng bằng khả năng của mình, diễn đạt quan điểm so sánh tương quan lực lực nhằm cùng mọi người tìm ra những lý do hợp lý, lý giải cho sự thất thủ của đại đồn Chí Hòa, mở đầu cho sự sụp đổ toàn bộ miền nam vào tay người Pháp. lý giải cho sự thất bại tại đại đồn Chí Hòa, tôi hi vọng phần nào có thể giải tỏa sự tò mò, bức xúc của quý vị về một sự kiện lịch sử hùng tráng nhưng đầy bi thương này và quann trọng hết tôi muốn gửi đến những vị khách dù tìm hiểu hay không tìm hiểu lịch sử vẫn luôn mồm phỉ báng tiền nhân. Tôi đã nghe rất nhiều những ý kiến như "chênh lệch quân số như thế mà thua thì Nguyễn Tri Phương cũng rất tầm thường", kiểu như " bè lũ quan quân Nguyễn Triều bạt nhược, lâm trận bỏ chạy".... Thưa các bạn, nói như thế thì có tội với tiền nhân nhiều lắm. Người Pháp đánh Việt Nam và việc Triều Nguyễn thất bại hoàn toàn thực tế là một vòng quay tiến bộ của lịch sử. Trong thời đại mới, những gì lạc hậu, chậm trễ đổi mới, quan liêu... sẽ đều lần lượt bằng cách này hay cách nào khác bị lịch sử gạt bỏ. Triều đại phong kiến lúc này đã quá lạc hậu, một lực lượng khác có tư duy tiến bộ hơn, phát triển chênh lệch hơn đánh bại là chuyện rất hiển nhiên. Câu chuyện về đại đồn Chí Hòa cũng thế, hàng ngàn quân Việt đã bỏ mình, họ đã chiến đấu dành giựt từng tấc đất với người Pháp. Phủ định điều gì có thể nhưng đừng phủ định lòng yêu nước của những dũng sỹ đó. Chúng ta thua người Pháp ngoài những lý do tôi đã nói, trên hết là thua ở sự tiến bộ, thua ở sự đào thải khắc nghiệt của lịch sử, thua bởi quy luật đào thải nghiệt ngã của xã hội. Xã hội luôn vận động, chúng ta đứng lại quá lâu so với người Pháp, ắt hẳn phải chịu thất bại thôi. Người Việt không yếu, không thua bất cứ ai, bằng chứng khi chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường học hỏi những điểm mạnh, điểm mới trên thế giới và áp dụng vào đất nước thì lực lượng mới của ngài dù đi sau đẻ mượn đã oanh oanh liệt liệt đánh thắng Pháp, Mỹ giải phóng đất nước. Vậy nên, hãy nghĩ đến lịch sử mà "cảm thông với Nguyễn Tri Phương" và " tự hào vì sự nghĩa dũng của hàng vạn binh sỹ vệ quốc đã ngã xuống" các bạn nhé.

VÀI HÌNH ẢNH VỀ PHÒNG TUYẾN CHÙA CHIỀN CỦA NGƯỜI PHÁP
 Chùa Khải Tường
Chùa Khải Tường là một trong hệ thống chùa quan trọng trong triều đình Nhà Nguyễn. tại đây, khi Nguyễn Ánh chay trốn Tây Sơn cùng Thuận Cao Hoàng Hậu đã hạ sanh Hoàng tử Đảm tức vua Minh Mạng tại đây. Đại úy Thủy quân lục chiến Pháp Barbe đã chiếm chùa Khải Tường làm đồn lính chống lại sự phản công của quân Việt. Vị trí chùa Khải Tường hiện nay chính là trường Lê Quý Đôn đường Nguyễn Thị Minh Khai-Võ Văn Tần. Cổng tam quan trong ảnh là quay về phía đường Võ Văn Tần. Con đường phía trước chùa chính là Võ Văn Tần ngày nay.

Miếu Hội Đồng trong hệ thống Chùa Ao
Chùa Ao,tên do dân gian gọi là hệ thống chùa - miếu - đền tại khu đất rộng lớn ngày nay trên đường Nguyễn Trãi, ngay vị trí nay là trụ sỡ Bộ Công An Phía Nam-nhà khách Bộ Công An kéo dài từ góc Nguyễn Cư Trinh - Nguyễn Trãi đến ngã tư Nguyễn Văn Cừ.  trong vùng đất này nguyên thủy có chùa Kim Chương (Chung), Miếu Hội Đồng, Đền Hiển Trung thờ các vị khai quốc công thần và tướng lĩnh có công của nhà Nguyễn. Ảnh trên là Miếu Hội Đồng ngay góc Nguyễn Cư Trinh - Nguyễn Trãi. Dân ta gọi chung là chùa Ao bởi 2 đầu Nguyễn Cư Trinh và Nguyễn Văn Cừ có 2 ao sen nhỏ rất đẹp. Người Pháp chiếm nơi đây thành đồn Chùa Ao như đã nói ở trên.

Chùa Kiểng Phước
Chùa Kiểng Phước nay vẫn còn tranh cãi về vị trí ngày nay. Cụ Sơn Nam và cụ Vương Hồng Sển cho rằng chùa nằm ở đường Phù Đổng Thiên Vương Q.5. Bác Vaputin bằng những dẫn chứng của mình  đã xác định chùa nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh, nay là trường Sư Phạm. Tôi nghiên về những dẫn chứng của bác Vaputin hơn. Pháp chiếm chùa này và trở thành đồn tháp chuông như đã nói trên. Trong ảnh là chùa Kiểng Phước đã bị Pháp chiếm và gia cố tháp canh.

Chùa Cây Mai sau khi Pháp chiếm
Chùa Cây Mai hay Mai Sơn Tự là ngôi chùa nổi tiếng đã được Lê Quang Định nhắc đến khi vịnh các cảnh đẹp đất Gia Định xưa. Gọi chùa cây Mai bởi nơi đây có 2 gốc mai giá to lớn, từng là niềm cảm hứng cho biết bao thi sĩ. Người Pháp chiếm chùa lập ra đồn Cây Mai. Trong ảnh là ngôi chùa sau khi bị Pháp chiếm. Chùa cây Mai nay là doanh trại quân đội Nhân Dân Việt Nam tọa lạc góc Nguyễn Thị Nhỏ - Hồng Bàng quận 11. 


Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Nhật Ký Đất Phật Phần II: VÙNG ĐẤT ĐẦU TIÊN

Vốn dĩ tôi có liên hệ với Lama Yeshi Dorjee nhờ ngài kiếm giúp tôi 1 phòng trọ gần tu viện Gaden, tu viện lớn nhất Karnakarta, nơi đức Ngài Đạt Lai Lạt Ma sẽ giảng pháp tại Pháp Hội Lamrim. Tuy nhiên ngài Ahbay có nói đã bố trí cho tôi một ngôi nhà mà ngài đã thuê lại cách tu viện Graden 20 phút đi bộ và cách tu viện Ling 5 phút đi bộ. Ngài nói cùng thời điểm này có 1 đoàn Việt Nam và đoàn Châu Âu sang thăm thầy, mong tôi ở cùng đoàn Việt Nam kiêm phiên dịch vì đoàn Việt Nam lần này không có người phiên dịch. Tôi vui vẻ đồng ý, điện thoại khước từ nhà trọ của Lama Yeshi Dorjee.
Cũng nói thêm với các bạn, tôi cực kỳ may mắn khi đợt đi Bengaluru kỳ này trùng với đợt Pháp Hội của đức Ngài Đạt Lai Mạt Ma 14. Như vậy tôi sẽ có 1 tuần học Pháp Lamrim tại tu viện Gaden cùng với hàng chục ngàn Phật tử khắp nơi trên thế giới đổ về, hàng ngàn Tăng Ni từ các tu viện khác cũng sẽ đổ về nơi tôi ở để học Pháp và diện kiến đức ngài Đạt Lai Lạt Ma.
***Nói thêm về tu viện Gaden Shartse tại Karnakarta
Tu viện Gaden Sharte

Tu viện này vốn là tu viện cổ tại Tây Tạng, tuy nhiên đã bị hủy hoại nghiêm trọng sau cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc năm 1959 đối với nhà nước Tây Tạng. Năm 1969, ngôi tu viện này được xây cất lại tại Mungol, Bangalore, Nam Ấn Độ với sự cố gắng nhằm xây dựng lại một trong những tu viện theo truyền thống Tây tạng. 
Vài vị sư già và 15 chú tiểu đã chạy trốn khỏi Tây Tạng và xin tị nạn tại vùng này, nhà nước Ấn Độ đã cấp cho họ vùng đất Mundgod, ngay tại khu đồi rừng rậm. Hiện nay đây là tiền đồn của sự sống lại nền giáo dục và văn hóa Tây Tạng với hàng ngàn tu sinh, giáo sư, học giả và là cái nôi Mật Tông Tây Tạng tại Ấn Độ. Tu viện nổi tiếng và được xem là đứng đầu đối với Phật Giáo Tây Tạng. 70% tu sinh tại đây tuổi từ 12 đến 15, 80% sinh tại Ấn Độ và hàng tuần hàng chục trẻ em đào thoát khỏi Tây Tạng tiếp tục được đưa đến đây nuôi dưỡng và học tập.

Thiết nghĩ cũng nên nói thêm về vùng đất tôi đang tá túc là Mundgod thuộc xã Karnakata. Vùng đất này là một phần cao nguyên Myshor, trước năm 1959 là rừng rậm dày đặt xen lẫn đồi núi. Sau khi Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Tây Tạng năm 1959, làn sóng tị nạn từ Tây Tạng tràn qua Ấn Độ ngày càng nhiều, chính phủ Ấn Độ quyết định chọn vùng đất này là một trong những nơi để người Tây Tạng định cư sinh sống.  Hàng chục ngàn người Tạng trải qua nhiều thế hệ đã cải tạo vùng đất này thành một trong những cái nôi tái khởi nền văn hóa Tây Tạng, họ xẻ núi làm đường, đốn cây làm nhà, xây dựng các tu viện, trường học, thư viện... tại đây. Hiện nay vùng đất này vẫn còn rất nghèo, cơ sở hạ tầng cực kỳ thiếu thốn, đường xá cực kỳ bất tiện và gần như không có tiềm năng du lịch. Tại Mundgod, người Ấn vẫn là chủ xen lẫn với người Tây tạng tị nạn, tuy nhiên quanh khu vực tu viện Gaden bán kính khoảng 3km thì hầu như toàn là người Tạng. Phần lớn người Tạng tại khu vực này là Tăng Ni, số ít khác là chủ của các quán nước, nhà trọ nhỏ. Người Ấn quanh đây chỉ làm những công việc vặt như chạy xe Tuk Tuk (giống xe lam Việt Nam), buôn bán nhỏ ở chợ, làm công và nhân viên nhà nước. Ngài Đạt Lai Lạt Ma từng nói rằng "chúng ta phải tự hào rằng những con người lưu vong Tây Tạng ở đây đã bỏ biết bao công sức, máu, nước mắt để biến một vùng đất chết thành một trung tâm văn hóa như thế này. Chỉ tính riêng việc làm những con đường đất xuyên đồi, núi cũng đã lấy đi hàng ngàn sinh mạng người Tạng lưu vong". 
Trục đường chính nơi tác giả ở
Ảnh do tác giả chụp

Theo cảm nhận riêng của tác giả, vùng đất này rất đặc biệt, mọi người đều rất nghèo khổ, các Tăng Ni phải đi bộ hàng km để học giáo pháp, hệ thống đường sá tệ hại, không có gì để giải trí... nhưng nơi đây thật sự là 1 thiên đường cho Phật giáo. Có lẽ số lượng Tăng Ni tại đây nhiều hơn cả những người dân bình thường, 90% người dân ở đây dù tu hay không thì vẫn ăn chay từ nhỏ, bạn sẽ không tìm được bất kỳ cửa hàng thực phẩm mặn nào trong bán kinh 3km kể từ tu viện Gaden. Người Tây Tạng tại đây cực kỳ lạc quan và tốt bụng. Tôi không biết người Tạng tại chính quốc như thế nào, nhưng có thể khẳng định người Tạng tại đây chính là những công dân tốt bụng nhất thế giới. Bạn gần như có thể được giúp đỡ một cách nhiệt tình khi bạn đề nghị bất cứ điều gì. Khi tôi lang thang chụp hình dọc trên trục đường chính Mungod thì một thanh niên người Tạng đi xe máy tấp vào hỏi tôi có lạc đường không? anh ấy sẽ giúp tôi về lại nhà trọ, tôi vờ như lạc đường và không biết địa chỉ nơi ở, nhờ anh ấy giúp dùm. Thật ngạc nhiên khi anh ấy đề nghị sẽ chở tôi đến tận nơi ở bằng xe máy mà không lấy tiền. Lo lắng việc này có thể xảy ra rủ ro không tốt, tôi từ chối. Người thanh niên Tạng đó quyết định giúp tôi gọi Tuk Tuk, tôi ngồi Tuk Tuk và anh ta theo sát chiếc xe đến tận nơi tôi ở. Thậm chí khi tài xế Tuk Tuk Ấn Độ lấy giá cao, anh ta không ngần ngại cự cãi để giúp tôi trả đúng giá chuyến đi. Thật tuyệt vời phải không các bạn. 

Giao thông tại đây có 4 phương tiện chính, ô tô tay lái nghịch (ảnh hưởng từ thời Ấn là thuộc địa Anh), xe Tuk Tuk tương tự xe lam Việt Nam nhưng trang trí siêu màu mè, xe gắn máy 98% là xe amada tay kiểu mô tô phân khối 175cc trở xuống và cuối cùng là đi bộ. Giao thông là khá hỗn loạn, những chiếc xe ca chở khách trên mui hay khách bám vòng quanh xe là hình ảnh quen thuộc tại đây. Tuk tuk thì thường có 5 chổ ngồi, nhưng những ngày tại lễ hội thì chở 7,8 người là bình thường. Các tài xế Ấn Độ tại đây chạy xe rất kinh khủng, thường 2 xe ô tô ngược chiều nhau thì không ai tránh ai cả, họ có thói quen phật đèn pha soi nhau rồi khi còn cách nhau khoảng 1m họ sẽ lách xe tránh, tác giả khi đi xe đêm thì thường xuyên phải ngồi niệm chú Dược Sư hay Tara xanh để kiếm sự an toàn. Đi bộ ở đây cũng cực hình vì đường đất, bụi tung đầy trời. Chỉ khi đi sáng sớm thì mới có chút không khí trong lành cho nên tôi nhận thấy tại đây khẩu trang bán khá chạy :))). Ngày thường, đi xe Tuk Tuk, bạn tốt khoản 30 rupee cho lộ trình 2km (tương đương 10.500 VNĐ) nếu trê xe chỉ có bạn hoặc 1 người khác, nếu đi đủ người trên tuk tuk thì chỉ khoảng 15-20 rupee mà thôi. Nếu bạn đi dạng xe ca, đón khách dọc đường hoặc tại bến (chờ đủ khách đi kiểu như xe đò Việt Nam) thì 20 Rupee cho đoạn đường 3km hoặc hơn, rất là rẻ. Lưu ý là những dịp lễ hội hay giảng pháp thì giá cả tăng 2,3 lần. 
Một chiếc xe Tuktuk tại Ấn Độ
Ảnh tác giả chụp
Loại xe gắn máy phổ biến tại Mundgod cho Tata Ấn Độ sản xuất
Ảnh tác giả mượn xe đi chở gạo từ thiện 


Trong những ngày đầu tại đây, mặc dù đã chuẩn vị trước thức ăn chay từ Việt Nam mang qua, một phần cúng dường chư Tăng Ni, một phần để dùng cho quen miệng, thế nhưng tôi vẫn bị khủng hoảng lương thực nghiêm trọng. Thực đơn tại vùng đất này khá đơn giản, có thể tóm gọn rằng "bất cứ món nào cũng có cà ri", sáng cà ri, trưa cà ri, chiều cà ri, tối cà ri. Người Tạng ở đây sống lâu năm nên cũng bị ảnh hưởng của người Ấn Độ, tôi cũng không tìm được món Tạng truyền thống nào ở đây cả.
Buổi sáng, người dân thường ăn một loại bánh mỳ truyền thống Ấn Độ gọi là bánh Naan, bánh làm bởi bột mỳ và men khô, đem nướng và ăn với cari. Một loại bánh khác cũng rất phổ biến vào các bữa ăn chính là bánh Dosa làm từ bột gạo và bột lăng đen, loại bánh này rẻ và phổ biến khắp tất cả ngóc ngách của Ấn Độ, thường dùng bánh với các loại nước chấm đặc thù tuy nhiên chủ yếu vẫn là chấm với cari. Tác giả gần như ăn những món này suốt một tuần lễ đầu, mãi về sau mới phát hiện Ấn Độ còn có 1 loại cơm chiên truyền thống khá ngon tên là Biriyani. Loại cơm này nhìn tương tự như cơm chiên Dương Châu của Trung Quốc ăn với thịt gà hay thịt cừu nấu cùng với các loại gia vị khác như thì là, quế, các loại đậu, rau mùi, tỏi...và không thể thiếu nghệ tây.
Bánh mỳ Naan dùng với cà ri
Ảnh do tác giả chụp
Bánh Dosa cuộn dùng với các loại nước chấm
Ảnh do tác giả chụp

Mức sống tại vùng đất này thấp, như tôi đã nói phía trên, vùng đất tị nạn này nghèo và gần gũi với thiên nhiên, nó giống hệt một vùng quê tại miền Trung Việt Nam với rừng, vực thẳm hay những hồ nước sát bên bạn. Đường đất bụi mịt mù với giao thông hỗn loạn, nhà cửa thưa thớt và tạm bợ. Do mức sống thấp nên chi tiêu của tôi tại đây cũng thấp cực kỳ. Thông thường 1 bữa ăn hai người với cơm chiên hoặc bánh truyền thống tôi tốn khoảng 35.000 VNĐ hoặc hơn một chút. Sau 1 tuần vật lộn với cari, tôi bắt đầu có cách ăn tiết kiệm và hợp khẩu vị hơn. Đầu tiên tôi ra chợ tìm cải, rau và một vài loại củ. Do đã lường trước vấn đề ăn uống, tôi có đem sang đây rất nhiều mỳ gói loại Hàn Quốc cọng to cùng các món chay khô như rong biển, các loại đậu, chao, chà bông, muối mè... Vì thế tôi bắt nước sôi luộc rau và củ, nấu mỳ gói rồi ăn cùng với rau, cải chấm chao. Lúc này mới thấy các món chay Việt Nam đơn giản như thế nhưng mới ngon làm sao, các cô chú trong phòng và cả đoàn Châu Âu cũng rất thích kiểu ăn này, có lẽ mọi người đã quá ngán với các món cari mà cả tuần ai cũng phải nhai đi nhai lại.
Mặc dù vùng đất này nghèo nhưng cũng có khá nhiều món đồ bạn có thể mua lưu niệm hay sử dụng. Đầu tiên là thảm, rất nhiều thảm Ấn Độ bán tại đây với giá cả vừa phải, 1200 rupee tương đương 420.000 VNĐ để có 1 tấm thảm cỡ nhỏ 8 tấc x 1m5 là quá rẻ.Ngoài ra bạn còn  có thể mua thêm các loại vòng tay, tràng hạt, chuỗi, các loại đồ đồng.... Tuy nhiên tôi khuyên bạn chỉ nên mua một ít cho vui tại đây bởi khi bạn di chuyển đến Bohgaya còn gọi là Bồ Đề Đạo Trang hay Nepal thì độ phong phú và chất lượng còn cao hơn rất rất nhiều.

Các bạn đón đọc phần tiếp theo nhé







Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Nhật Ký Đất Phật: phần I: Cơ Duyên

Tháng 4 năm 2013, tôi gặp một cơ duyên lớn khi diện kiến đức ngài Ahbay Rinpoche, 1 tu sỹ đạo Mũ Vàng Gelupa tại nhà của một trong những vị tín nữ sùng đạo bậc nhất , cô Thanh Hiên. Sự đón tiếp chân thành của ngài Ahbay dành cho tôi và gia đình một lần nữa khơi gợi sự mê hoặc và tò mò của tôi đối với Mật Tông kể từ khi tôi gieo duyên với người thầy đầu tiên tại Đà Lạt, sư cô Thích Nữ Hạnh Nhẫn-trụ trì chùa Tâm Ấn. Tôi may mắn được ngài Ahbay yêu quý, giữ lại bên ngài rất lâu để trò chuyện. Trong quãng thời gian Thầy ở tại Việt Nam, gần như ngày nào tôi cũng cố gắng lên gặp thầy tại quận 9, trò chuyện, cười đùa và cùng Thầy tính toán một số công việc liên quan đến Tu Viện của Thầy tại Bangalore. Trước khi về nước, Thầy hỏi tôi có muốn qua thăm Thầy tại Nam Ấn hay không? Tôi lúc đó dù rất ấm áp trước lời mời của Thầy vẫn chỉ có thể trả lời cho qua loa đồng thời nói rõ với Thầy những khó khăn của tôi tại Việt Nam. Trước những khó khăn đó, tôi đoan chắc sẽ khó có thể tốn nhiều tiền để thăm Thầy tại Ấn Độ. Ngài Ahbay chờ tôi nói xong, trước cười sau nghiêm nghị bảo tôi rằng "Chỉ cần con muốn đi học Pháp là có thể, hãy cầu xin Chư Phật thành toàn cho con. Tại Ấn Độ, Thầy cũng sẽ cầu nguyện giúp con". Không biết do cơ duyên của Thầy Ahbay hay lời cầu xin của tôi được thành toàn, tháng 12/2014 tôi có cơ hội sang Ấn Độ làm việc, thế là hành trình đến đất Phật bắt đầu.
*** Nói thêm về đức ngài Ahbay:

Lama Ahbay Tulku Rinpoche Jigme Thupten Tendar là người Tây Tạng, sinh năm 1973 ở Darjeeling, Ấn Độ. Trong lịch Tây Tạng ngày sinh của ông được xem là ngày tốt lành, "ngày với mười điềm tốt".Năm 9 tuổi, ông bắt đầu sự nghiệp tu hành của mình với đức Ngài Ling Rinpoche (Thầy, giám hộ của đức ngài Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14), được Ngài Ling ban cho tên Thupten Tendar. Khi được 11 tuổi, ngài Ahbay chính thức được đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 xác nhận đây là hóa thân của vị ẩn sĩ Lama Lobsang Tenzin. Chính vì thế, ngài Ahbay tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm quản lý cũng như đào tạo thế hệ tăng ni tiếp theo tại tu viện của ngài Lobsang Tenzin, Tây Tạng. Một năm sau đó, ngài được tấn phong Tulku tại tu viện Gaden Jangtse. Năm 17 tuổi, ngài bắt đầu tham gia các cuộc tranh luận Phật giáo trong hệ thống Tăng đoàn Mật Thừa. Chỉ 6 năm sau, ngài hoàn tất chương trình cũng như tham gia biện luận vấn đề Trung Đạo (Madhyamika), những kiến thức mà những vị tăng bình thường chỉ có thể hoàn tất sau tuổi 30. Từ 25 tuổi ông bắt đầu tiếp cận, hoàn tất các chương trình học cao siêu nằm trong "5 luận điển Phật học lớn" của Mật thừa Tây Tạng.Hiện nay Ngài có hàng ngàn đệ tử trải khắp Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Tạng, Nhật Bản...Ngàu thường xuyên được thỉnh giảng tại các nước Châu Âu và Mỹ. Khi tác giả đang viết bài blog này thì ngài đã bắt đầu sang Mahatan, Mỹ để giảng pháp về đức Tara cho Phật tử tại đó.

Tôi được công ty tài trợ vé máy bay, lượt đi và về đều của hãng Air Asia. Hành trình là TP. Hồ Chí Minh đến Bangkok, quá cảnh 10 tiếng sau đó khởi hành đi Nam Ấn, bang Bangalore (Bangaluru). Tôi lưu ý một ít kinh nghiệm khi chọn chuyến bay cho các chuyến hành hương như sau:
- Bạn nên lên kế hoạch thật sớm để có được giá vé máy bay rẻ
- Thông thường các chuyến hành hương, khách đi sẽ có nhu cầu mua rất nhiều đồ hay thỉnh tượng Phật về Việt Nam (nhất là các vị mới đi lần đầu tiên). Nếu có thể đừng mua vé hãng hàng không giá rẻ vì sẽ bị hạn chế hành lý ký gửi, không cho mua thêm nên cực kỳ bất lợi. Thay vào việc mua vé giá rẻ, hãy chọn 1 hãng hàng không bình thường kiểu như Vietnam Airline nhưng lại lên kế hoạch dài từ trước, như vậy giá vé vẫn rẻ mà được mua thêm hành lý ký gửi với giá rẻ hơn. Ví dụ như hãng hàng không giá rẻ Air Asia của tôi, giá vé mà công ty tôi mua không thật sự rẻ hơn so với các hãng khác, tuy nhiên hành lý ký gửi chỉ có 30kg, xách tay 6kg mà không được mua thêm khối lượng ký gửi. Nếu tôi bị đem hành lý dư số ký quy định thì chỉ có thể nộp phạt tại sân bay với giá cắt cổ mà thôi.

15h30 chiều, tôi hạ cánh xuống sân bay Bangkok, Thái Lan, một trong những sân bay lớn và rất đẹp của khu vực. Sân bay chia các khu vực theo A,B,C,D,F,E thành 2 hướng là Đông và Tây, các bảng hướng dẫn và sơ đồ có khắp nơi trong sân bay nên các bạn khá dễ dàng tìm hướng đi. Vì sân bay này rất lớn nên các bạn cần lưu ý khi check in nên trừ hao thời gian di chuyển. Bản thân tác giả phải đi từ nơi check in đến cổng ra máy bay đoạn đường dài gần 1km, rất xa. Sân bay bố trí ghế dài nghỉ ngơi khá thoải mái. Các bạn khi quá cảnh lâu tại đây có thể ngủ trực tiếp hoặc sử dụng túi ngủ để ngủ trên ghế này.
Ghế nghĩ ngơi sân bay Bangkok
Cũng lưu ý là khu vực đặt ghế cũng như số lượng ghế thế này không nhiều nên nếu bạn muốn có giấc ngủ ngon thì nên tranh thủ tìm ghế ngay sau khi xuống sân bay. Tôi không thể chỉ cặn kẽ bạn phải tìm ghế nơi nào qua bài viết, nhưng tôi gợi ý rằng, một trong những khu vực nhiều ghế nhất là phía sau khu check an ninh quá cảnh của sân bay, khu E bờ đông. Bạn có thể hỏi hoặc đưa tấm hình này cho các bàn hướng dẫn tại sân bay, nhân viên sân bay khá nhiệt tình sẽ hướng dẫn bạn cụ thể. 
Giá ăn uống dịch vụ tại sân bay Bangkok không quá mắc trong khu vực nhưng là quá mắc so với tôi. Một bữa cơm đúng kiểu Thái cho 3 người ăn no, có kèm nước uống, tráng miệng vào khoảng 800 ngàn đồng tiền Việt. Nếu bạn muốn mua sắm tại các cửa hàng miễn thuế (duty free) thì có thể an tâm là hàng thật bởi họ kiểm soát đầu vào rất kỹ, số lượng cũng như chủng loại phong phú. Tôi nhận thấy nước hoa tại đây có thể rẻ hơn từ 300.000 VNĐ đến 700.000 VNĐ so với mua tại các trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam..

Sau quá cảnh 10h đồng hồ, tôi bắt đầu làm thủ tục check in lên máy bay, tiếp tục chặng bay Bangkok tới Bangaluru (Bangalore), Nam Ấn Độ. 
Chỉ sau hơn 2h đồng hồ, tôi đáp xuống sân bay quốc tế Bengaluru (Bangalore) tại Devahanalli, cách trung tâm thành phố Bangalore 40km. Một điều lưu ý khi đến sân bay Ấn Độ, các bạn phải khai báo nhập cảnh với hải quan sân bay, mẫu giấy khai báo được các nhân viên sân bay phát ngay tại cửa ra máy bay khi bạn rời khỏi máy bay (có khi tiếp viên sẽ phát ngay trên máy bay). Tổng cộng có 2 form giấy mà các bạn phải khai báo, một cho an ninh sân bay và một cho hải quan. Mẫu khai báo an ninh thì có sẵn tại các quầy thủ tục check out nhưng mẫu hải quan thì chả hiểu sao lại hiếm như thế. Nhiều người không biết nên từ chối nhận form mà tiếp viên hay nhân viên sân bay đưa nên đến khi ra làm thủ tục thì phải loay hoay rất vất rả để tìm form khai báo hải quan. Nhân viên sân bay, an ninh tương đối niềm nở nhưng bọn hải quan thì khó chịu và rất hánh dịch (kiểu như Tân Sơn Nhất Việt Nam vậy). Gần như 100% nhân viên có thể nói tiếng Anh và tôi cá là 90% các bạn không nghe được thứ tiếng Anh của họ. Họ nói nhanh, gom chữ rất ngắn và luôn kèm theo giọng có chữ "R" rất khó nghe. Kiểu như "Quờ Re Ra Ru Phờ Rom? (Where are you from?" cực kỳ khó chịu. 
Tại sân bay có các quầy đổi tiền, các bạn nên đổi ít tiền USD sang tiền Rupee Ấn để tiện chi trả. Người Ấn dùng USD, Rupee Ấn song song nên cũng tiện, chỉ là nếu bạn trả bằng USD họ hay làm tròn số nên mình thiệt hại không ít. Ví dụ mua cuốn sách giá 1.3 USD thì họ tròn luôn 1.5 USD. 

Sau khi hoàn tất thủ tục tôi rời sân bay di chuyển đến "Khu Vực Tị Nạn của người Tây Tạng (Tibetan Camp) tại Karnakarta, cách sân bay 264km. Trước khi lên đường sang đây, tôi có email nhờ Thầy Ahbay giúp tôi đặt xe đón tại sân bay, thật không ngờ khi vừa ra khỏi sân bay đã thấy Ngài tươi cười, đích thân đi cùng xe đến đón tôi tại sân bay. Ngài đã đến đây sớm và chờ tôi hơn 2h do tôi thất lạc hành lý. Điều này làm tôi rất bất ngờ và ấm áp trước sự nhiệt tình của ngài. Tôi và ngài lên xe bắt đầu chuyến hành trình về Karnakarta, bắt đầu do chuyến hành trình cầu Pháp, học Pháp và ngộ Pháp nơi đất Phật.